"Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh" ca khúc quen thuộc chứa chan nghĩa tình, Hà Tĩnh quê mình có nhiều điều để nhớ, đó là cái nhớ về núi Hồng Lĩnh, về sông La.. và nhớ kẹo cu đơ. Cái món ăn tưởng chừng mộc mạc, đơn sơ đó luôn làm nặng hành trang của người xa quê, nhìn kẹo cu đơ nhớ về quê hương Hà Tĩnh và nhắc đến Hà Tĩnh lại nghĩ đến kẹo cu đơ. Hà Tĩnh là quê hương của kẹo cu đơ, mỗi khi có khách ghé chơi người dân ở đây thường mời khách ăn miếng kẹo cu đơ cùng bát nước chè xanh. Đó như là một nét văn hóa, một truyền thống của người dân ở mảnh đất quanh năm gió Lào. Ngày nay cu đơ đã có mặt khắp mọi miền tổ quốc và cả quốc tế tuy nhiên không ở đâu ngon bằng cu đơ Hà Tĩnh. Cùng toplist tìm hiểu một số thương hiệu kẹo cu đơ ngon nhất tại đây nhé.
Cu đơ ông bà Thư Viện
Kẹo cu đơ là một trong những đặc sản của người xứ Nghệ, để lại nhiều dấu ấn không những con người nơi đây, mà cả du khách thập phương mỗi lần đi qua Hà Tĩnh đều muốn dừng chân lại mua về thưởng thức và làm quà. Đặc biệt trong những ngày cuối năm này, đến các hiệu cu đơ nổi tiếng ở Thành phố Hà Tĩnh chúng ta sẽ thấy cảnh nhộn nhịp người mua, kẻ bán tấp nập.
Trong số đó, mọi người không ngần ngại đến với cơ sở sản xuất kẹo cu đơ của Ông bà Thư - Viện, nơi đây đã tạo nên một thương hiệu với nghề truyền thống lâu đời của gia đình. Nhìn cảnh khách hàng đi qua về lại tấp nập vào cửa hàngmua kẹo về làm quà, có lẽ đến đây bất cứ người nào cũng bị thu hút bởi hương vị đậm đà, thơm ngon, của món đặc sản hấp dẫn nhưng giản dị như tâm hồn con người nơi này.
Chè xanh thêm chút gừng cay - Cu đơ hà tĩnh làm say lòng người. Hiện nay ở trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh có rất nhiều cơ sở sản xuất cu đơ, mỗi cơ sở đều có chất lượng và giá cả khác nhau, tuy nhiên không vì thế mà trong quá trình chế biến Cu đơ Thư Viện giảm chất lượng nguyên liệu như: Lạc, mật, bánh đa, công đoạn…để cạnh tranh giá cả, mà luôn đặt tiêu chí chất lượng kẹo lên hàng đầu để phục vụ khách hàng, mặc dù giá cả có cao hơn một ít so với một số cơ sở sản xuất khác. Đồng thời, không vì thế mài đánh đổi cái thương hiệu nổi tiếng kẹo cu đơ “Thư - Viện”, mà hơn 30 năm gia đình cố gắng xây dựng, vun đắp để có được.
Nhờ có cái“tâm” của người làm nghề và “niềm đam mê thực sự” đây chính là bí quyết thành công lớn nhất trong việc sản xuất và kinh doanh kẹo của gia đình.Trước đây, cơ sở sản xuất được đóng tại 485 đường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh, ngay ngã tư đèn xanh, đèn đỏ. Vì nằm ngay ngã tư, người dân qua lại đông đúc nên rất khó khăn cho khách hàng trong việc dừng xe lại mua kẹo, cộng thêm gây ách tắc giao thông cho người qua lại, điều này đã làm cho gia đình trăn trở rất nhiều. Nhưng với quyết tâm gây dựng và giữ vững thương hiệu nghề truyền thống, gia đình đã xây dựng thêm một cơ sở mới tại 548A, đường Hà Huy Tập (đối diện, cách cơ sở cũ 100m) rộng rãi, khang trang, sạch sẽ, đảm bảo thuận tiện cho khách mua hàng đi cùng chiều hoặc ngược chiều mỗi khi qua đường vào cửa hàng mua kẹo,vì ở cơ sở này khi khách hàng dừng xe, sẽ không làm ảnh hưởng tới mọi sinh hoạt của người dân xung quanh, cũng như mọi hoạt động các cơ quan, đoàn thể nào gần đó, đặc biệt không gây cản trở cho người, phương tiện tham gia giao thông. Cơ sở mới đã đưa vào hoạt động từ ngày 9/11 vừa qua. Hiện nay, ngoài 2 cơ sở nói trên, gia đình còn phục vụ khách hàng ở cơ sở thứ 3, tại điểm giao nhau giữa quốc lộ 1A và đường tránh TP Hà Tỉnh. Mỗi cơ sở như vậy đều được gắn biển bảng, địa chỉ, số điện thoại cụ thể để tiện cho khách hàng liên lạc mua kẹo, cơ sở 1A số 485 Hà Huy Tập, điện thoại 0393886112, cơ sở 1B số 548A Hà Huy Tập, điện thoại 0393797858 và cơ sở 2 tại điểm giao nhau giữa quốc lộ 1A và đường tránh TP Hà Tỉnh, điện thoại 0944587579, còn điện thoại điều hành cơ sở cu đơ Thư - Viện 0912937899, trong trường hợp nếu cần khách hàng có thể liên lạc qua các số điện thoại trên để đặt hàng, mua kẹo, hoặc được tư vấn thêm.
Kẹo được tiêu thụ nhiều nhất là vào những ngày lễ,mùa du lịch,đặc biệt là sau tết Nguyên đán vì nhu cầu mua kẹo làm quà biếu của người dân tăng cao, và đây là do gia đình không có điều kiện mở thêm các cơ sở thôi. Nếu có, dù ở vị trí nào thì khách hàng cũng tìm đến để mua, vì thương hiệu cu đơ Thư - Viện đã gây được niềm tin và gắn bó lâu dài đối với khách hàng. Vì thế, trải qua biết bao năm tháng kẹo Cu đơ Thư - Viện vẫn được người dân Hà Tĩnh và thập khách phương xa lựa chọn, đó vừa là hạnh phúc, vừa là động lực để gia đình duy trì và ngày càng phát triển.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:
Số 548A, đường Hà Huy Tập, Thành phố Hà Tĩnh
Nằm trên QL1A, thôn Đông Vịnh, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên (gần điểm giao nhau giữa QL1A và đường tránh Thành phố Hà Tĩnh, phía nam Thành phố Hà Tĩnh)
Số 481 Hà Huy Tập, TP. Hà Tĩnh, T. Hà Tĩnh
Điện thoại: 0912937899 & 02393 886 112
Facebook: facebook.com/pages/Cu-Đơ-Ông-Bà-Thư-Viện-Hà-Tĩnh/327547200640383
Cu Đơ Phong Nga.
Nếu như ở Thanh Hóa có bánh gai, ở Quảng Ngãi có kẹo gương thì ở Hà Tĩnh có kẹo cu đơ. Một đặc sản khiến bao người con của quê hương "Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh", hay khách thập phương đã từng một lần được nếm thử thì khó có thể quên. Kẹo cu đơ lúc đầu có tên là cu hai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, từ "hai" được các ông nghè nơi đây chuyển sang tiếng Pháp là "Deux" cho nó "trí thức". Từ đó, "cu deux" được đọc chệch thành cu đơ. Hiện nay, ở Hà Tĩnh có rất nhiều cơ sở làm kẹo Cu Đơ nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Cơ sở sản xuất kẹo Cu Đơ Phong Nga.
Tọa lạc tại một vùng quê Quán Gạc - Thạch Đài, cách thành phố Hà Tĩnh chừng 5km, vợ chồng anh Phong và chị Nga với tâm huyết một người con Hà Tĩnh, muốn lưu giữ và phát triển nghề làm kẹo Cu Đơ truyền thống, đã xây dựng một cơ sở sản sản xuất kẹo Cu Đơ với thương hiệu - Cu Đơ Phong Nga.
Với tâm tình của người con nặng nghĩa với quê hương, anh Phong đã luôn cố gắng để làm sao sản phẩm kẹo Cu Đơ của mình xứng danh với đặc sản Hà Tĩnh, đem lại sự khoái khẩu cho người thưởng thức bởi chất lượng và hương vị đặc biệt của nó, để một ai đã từng được thưởng thức sẽ nhớ mãi, và những ai chưa từng biết đến sẽ có một lần được trải nghiệm. Những điều đó đã thôi thúc anh đưa máy móc tự chế vào quy trình sản xuất, tạo nên một hệ thống sản xuất kẹo theo dây chuyền, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các khâu từ chế biến đến đóng hộp đều được thực hiện bằng máy móc. Đem lại một hương vị đặc biệt, một cảm giác khoái khẩu khi thưởng thức.
Với các công trình sáng chế máy móc đưa vào sản xuất, anh Phong đã được nhận 3 giải thưởng về sáng tạo giỏi. Thương hiệu kẹo Cu Đơ Phong Nga đã được nhận nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Mỗi sản phẩm Cu Đơ Phong Nga đều được đăng ký mã vạch riêng, đăng ký bản quyền riêng và hiện có bán tại nhiều siêu thị lớn trong nước. Hệ thống siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên. Siêu thị Intimex Nghệ An. Cơ sở tại Hà Nội là 42 Nguyễn Đình Chiểu... Và các điểm bán lẻ tại nhà hàng, khách sạn, và các đại lý trên địa bàn Hà Tĩnh và các tỉnh miền trung.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ liên hệ: Bàu Láng, Xã Thạch Đài, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393.845709 & 0983.954769 & 0947.554769
Email: cudophongnga@gmail.com
Website: http://cudophongnga.com
Cu đơ Ông Lung
Từ xưa, bánh cu đơ đã trở thành đặc trưng của người Hà Tĩnh. Không ít người đi qua mà không dừng lại, mua gói cu đơ về làm quà, hay chỉ là dừng để thưởng thức miếng bánh cu đơ ông Lung ngọt ngào vị mía, thơm bùi của lạc và cay cay của gừng. Ăn miếng bánh, uống bát nước chè xanh chát chát, hòa cụng vị ngọt. Thảo nào người dân Hà Tĩnh có câu hát: Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh.
Bánh cu đơ được bày bán rất nhiều ven đường, đọc quốc lộ 1A, cạnh các ga tàu của Hà Tĩnh. Tuy nhiên, không phải bánh ở đâu cũng ngon, cũng giòn dai đúng vị. Kẹo cu đơ Ông Lung là đặc sản nổi tiếng ở Hà Tĩnh, kẹo được làm từ lạc đồi, giòn, đều hạt, vỏ ngoài mỏng và bóng, mật mía sánh, thơm và đặc như mật ong, bánh tráng không quá dày cũng không quá mỏng, phải có vừng và gừng ở đều vỏ bánh.
Bánh cu đơ Ông Lung gây một cảm giác xao xuyến khi ăn bởi mùi hương ngọt ngào của đường mía, một chút nồng nồng cay cay của gừng, cái hương thơm đặc trưng của lạc, cái âm thanh giòn tan của bánh tráng. Bánh được làm theo quy trình nghiêm ngặt, chính hãng 100% đảm bảo các quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nên an toàn cho sức khỏe người dùng.
Để làm ra miếng kẹo Cu Đơ vừa thơm vừa giòn thì không phải ai cũng có thể làm được. Kẹo cu đơ ông Lung chọn mật mía nguyên chất, vàng óng. Rồi lạc phải là loại lạc nhỏ hạt, không bị lép hay mốc, không được để trầy hết vỏ lụa ngoài của lạc. Và cuối cùng là bánh tráng - khuôn làm bánh nhỏ hơn kiểu bánh thường, chuyên dành làm kẹo; bánh tráng có các mép quăn đều, lõm giữa, khi nướng không được để nứt, thủng, vỡ và phải chín đều. Tuy nhiên, điều quyết định chiếc kẹo Cu Đơ ngon chính là kỹ thuật nấu. Mật được đun thật sôi, cho một ít gừng thái nhỏ và lạc rang vào rồi khuấy đều để lạc không bị chìm xuống đáy nồi và bị cháy. Cứ khuấy đều tay đến khi nào ngửi thấy mùi thơm, người thợ làm kẹo sẽ dùng đũa lấy một ít mật nhỏ vào nước lạnh, nhìn thấy giọt mật rơi vào nước không bị bẹp và không tan loãng ra là đạt yêu cầu.
Với sự cầu kỳ, tỉ mĩ và kinh nghiệm lâu năm trong nghề làm kẹo Cu đơ thì kẹo cu đơ ông Lung nức tiếng gần xa bởi hương vị ngọt bùi khó quên của chiếc kẹo
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 22 Nguyễn Công Trứ, Nam Hà, Hà Tĩnh
CU ĐƠ THÀNH ĐẠT
Cu đơ Thành Đạt là thương hiệu suốt gần 50 năm nay. Cu đơ Thành Đạt Đảm bảo nguyên liệu làm kẹo hoàn toàn tự nhiên. Không pha chế bất kì một loại hoá chất nào. Mật, nha, gừng, lạc, đường đều là loại 1 được chọn lọc kỹ càng. Sự hài lòng của quý khách là niềm vui của Cu đơ Thành Đạt.
Ở Hà Tĩnh có rất nhiều cơ sở sản xuất kẹo cu đơ. Cu Đơ Thành Đạt được biết đến với thương hiệu làng nghề nổi tiếng tại TP. Hà Tĩnh. Cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Thành Đạt nay mở rộng 3 cơ sở để hỗ trợ quý khách dễ dàng hơn (Cs1: phía nam cầu phủ 1 ( thạch bình ) - Cs2: ngã ba đường tránh (đối diện cây xăng cẩm vịnh) - Cs3: phía nam cầu phủ 3 ( quốc lộ 1b ). Nơi đây có truyền thống làm kẹo cu đơ từ lâu đời. Cu đơ Thành Đạt đã nổi tiếng gần xa nên lượng khách mua kẹo cu đơ ở đây rất đông. Người thì mua cu đơ về nhâm nhi với bát nước chè xanh, người thì mua về làm quà gửi đi các vùng miền, hay như khách du lịch đến với Hà Tĩnh cũng không thể không mang về một ít đặc sản của Hà Tĩnh này. Vì vậy lượng kẹo Cu Đơ sản xuất phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Tuy nhiên chất lượng của kẹo cu đơ sản xuất ở đây vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon đặc trưng, xứng đáng với danh hiệu cu đơ nổi tiếng nhất Hà Tĩnh.
Đến đây mua hàng bạn sẽ được cất gói cẩn thận tỉ mỉ trong từng hộp giấy đưa về làm tăng thêm giá trị không chỉ khi mang làm quà mà còn khi mang về nhà ăn hay về tự thưởng trong gia đính người thân cũng vậy.
Với quy trình theo chuỗi khép kín, ứng dụng công nghệ nấu cu đơ bằng nồi áp suất điện, cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Thành Đạt (TP Hà Tĩnh) đã nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô và phát triển nghề truyền thống của gia đình. Sản xuất kẹo cu đơ vốn là nghề gia truyền bao đời nay của gia đình ông Lưu Văn Anh (phường Thạch Bình, TP Hà Tĩnh). Nhớ lại những buổi đầu theo nghề, ông Anh kể: “Lúc đó, cầu Phủ vẫn chưa được xây dựng. Giao thương chủ yếu bằng đò. Gia đình tôi thường làm kẹo lạc rồi bưng ra bến bán cho khách qua lại. Từ những năm 1990, khi kinh tế thị trường phát triển, nghề sản xuất cu đơ cũng phát triển theo”. Đến nay, ông Lưu Văn Anh đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề sản xuất kẹo cu đơ. Từ chỗ chỉ có 1 cơ sở sản xuất vài kg lạc mỗi ngày, ông Anh đã phát triển được 4 cơ sở sản xuất, mỗi ngày cho ra lò hơn 4 tạ lạc. Không chỉ giữ lửa niềm đam mê với nghề gia truyền, ông còn truyền cảm hứng cho các con. Hiện tại, 2 người con của ông Anh sau khi tốt nghiệp đại học cũng theo cha phát triển nghề truyền thống của gia đình. Từ năm 2010, cu đơ Thành Đạt bắt đầu ứng dụng công nghệ nấu bằng nồi áp suất điện. Đây cũng là năm cơ sở đăng ký thành công nhãn hiệu. Sau khi xây dựng được thương hiệu, ông Anh bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất. Ông đầu tư 6 nồi áp suất điện, mở rộng quy mô sản xuất ở 4 cơ sở. Với công nghệ sản xuất kẹo bằng nồi áp suất điện, chất lượng cu đơ Thành Đạt được nâng lên rõ rệt. “Nấu bằng nồi áp suất điện thì nhiệt độ được duy trì đều, chính xác. Vì vậy, lạc nấu chín và ngon hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn” – ông Lưu Văn Anh chia sẻ.
Để làm được kẹo ngon, ông Anh tuân thủ nghiêm ngặt việc tuyển chọn nguyên liệu đầu vào. Lạc được ông đích thân mua ở các vùng bãi ngang huyện Thạch Hà vì độ béo và thơm ngon hơn các vùng đất khác. Đặc biệt, lạc phải bóc bằng tay, đảm bảo khô tuyệt đối, không mua lạc xay máy vì thường thấm nước trước khi cho vào xay. Riêng mật mía được nhập từ Nghĩa Đàn (Nghệ An), còn mạch nha thì đặt mua từ làng nghề sản xuất nha Hà Tây. Kinh nghiệm làm nghề lâu năm của ông Anh cho thấy, nấu kẹo phải giữ nhiệt phù hợp, pha chế tỷ lệ nha và mật hợp lý để có sản phẩm ngon.
Hướng tới sản xuất theo chuỗi khép kín, từ năm 2016, cu đơ Thành Đạt còn đầu tư hơn 150 triệu đồng để trang bị máy sản xuất bánh đa, máy quạt bánh đa. Trong chiến lược phát triển, ông Lưu Văn Anh hướng đến thị trường là các xe khách đường dài. Vì vậy, ông đầu tư mặt bằng sân bãi rộng để các xe khách có thể dừng chân.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:
Cs1: phía nam cầu phủ 1 (thạch bình)
Cs2: ngã ba đường tránh (đối diện cây xăng cẩm vịnh)
Cs3: phía nam cầu phủ 3 (quốc lộ 1b)
Hotline: 0947. 11. 66. 44 & 0973. 59. 61. 58 & 0995. 89. 92. 34
Website: https://sites.google.com/site/keocudhothanhdhat/keo-cu-dho-thanh-dhat
Cu đơ Bà Hường
Sau một thời gian chìm vào lặng lẽ, thậm chí chịu lép vế so với vùng nấu kẹo phái sinh là thành phố Hà Tĩnh, thời gian gần đây, nghề nấu kẹo cu đơ ở Hương Sơn đã trở lại khá rộn rã. Trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện những thương hiệu như Đồng Hồng, Trung Hoà, Thanh Sơn, Bà Hường… Trong đó, nổi tiếng nhất và sản xuất nhiều nhất phải kể đến cu đơ Bà Hường tại khối 12 thị trấn Phố Châu.
Mỗi ngày cho ra lò hàng nghìn cái kẹo cu đơ vẫn không đủ cung cấp cho khách hàng, bà Hường vẫn rất khiêm tốn cho rằng, kẹo của nhà mình cũng giống kẹo ở những vùng khác. Có chăng, nhà bà lợi thế hơn bởi địa điểm nằm ngay trên Quốc lộ 8A rất tiện để gửi hàng cho khách phương xa. Và con cái bà có sử dụng thêm phương tiện bán hàng trên mạng xã hội nên lượng tiêu thụ lớn hơn. Thực tế, ai cũng biết, kẹo cu đơ Bà Hường ngon là bởi bà rất kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu đến các bước trong công thức nấu kẹo như quạt bánh, nhặt lạc, giã gừng… Đặc biệt, bà còn lựa chọn loại củi sao cho lửa thật nồng, thật đượm và từ chối sử dụng mô tơ, chỉ quấy mật bằng tay dù có thể tiến độ chậm hơn.
Cho đến tận bây giờ, dẫu đã đến rất nhiều miền quê, đã được thưởng thức những đặc sản độc đáo của nhiều vùng đất khác nhau nhưng dư vị ngọt ngào của kẹo lạc, kẹo cu đơ Bà Hường còn lan toả trong từng giác quan. Để mỗi lần trở về, ngang qua sông Ngàn Phố lại cồn cào nhớ vị ngọt mát của mật mía, vị béo bùi của lạc, vị ấm nóng của gừng, vị thơm của vỏ chanh và cả vị chát ngọt, đậm hương đồi núi của chè xanh. Để mỗi khi đi xa, bất kỳ ai hỏi về kẹo cu đơ cũng có thể rành rọt mà giới thiệu, cũng có thể dâng đầy xúc cảm để sẻ chia…
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 466 - Hà Huy Tập, Hà Tĩnh
Điện thoại: 091 287 67 99
Facebook: facebook.com/Kẹo-Cu-đơ-Bà-Hường-Cầu-Phủ-Hà-Tĩnh-194205697751116/
Kẹo cu đơ Thanh Hạnh
"Chè xanh thêm chút gừng cay/Cu đơ Hà Tĩnh đắm say lòng người". Du khách đến Hà Tĩnh khi đã “lỡ” nếm thử cu đơ Thanh “Gù” thì sẽ nhớ mãi cái vị ngọt thơm của mật mía, cay cay của gừng tươi, cái giòn tan của lạc và bánh tráng vừng. Mỗi ngày cho ra lò hàng nghìn cái kẹo cu đơ nhưng không đủ cung cấp cho khách hàng, ông Nguyễn Đặng Thanh, chủ cơ sở sản xuất cu đơ Thanh Hạnh vẫn rất khiêm tốn cho rằng, kẹo của nhà mình cũng giống kẹo ở những vùng khác. Có chăng, sự khác biệt ấy là ông đã làm kẹo bằng tất cả “tâm huyết”, “cái tâm”, “uy tín”, cũng giống như cu đơ có vị ngon nằm ở hương vị.
Thực tế, ai cũng biết, kẹo cu đơ Thanh “Gù” ngon là bởi ông rất kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu đến các bước trong công thức nấu kẹo như quạt bánh, nhặt lạc, giã gừng… Cũng theo ông Thanh “Thành công không phải là một sự kiện, mà là một quá trình, cái tâm của người làm nghề và sự ghi nhận của khách hàng về chất lượng. Đó là thước đo quan trọng nhất, phụ nghề nghề phụ,yêu nghề nghề theo”.Quả thật, phải đến trực tiếp cửa hàng, nhìn cách ông nấu kẹo mới thấy sự khác biệt. Theo ông Thanh chia sẻ người nấu kẹo có tâm thường nhặt lạc rất kỹ, chỉ những hạt lạc to, đều tăm tắp, không bị mốc mới được dùng để nấu. Kẹo được nấu dẻo hay cứng, thơm hay không thơm là bí quyết riêng của từng nhà. Khi nồi mật mía được quấy đến độ đặc như mong muốn, người thợ nấu kẹo mới đổ lạc vào quấy đến độ lạc vừa dậy lên mùi thơm ngậy. Gia vị của kẹo lạc là gừng nếu sơ ý, chọn loại gừng già quá sẽ bị xơ, chọn loại non quá sẽ ít thơm. Kẹo nấu xong sẽ đổ lên giấy. Khi ăn, người ta sẽ lấy một ít nước bôi lên mặt sau để bóc lớp lót. Về sau, người ta thay thế lớp lót ấy bằng bánh đa vừng. Cách làm ấy tạo thêm rất nhiều hương vị cho kẹo bởi độ giòn của bánh đa nướng và độ thơm của vừng.
Sinh ra ở quê hương mật mía thôn Tri Nang, xã Thạch Kênh, Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong một gia đình khó khăn, từ nhỏ ông Nguyễn Đặng Thanh vừa đi học, vừa đi buôn mật, trứng, nấu rượu giúp đỡ gia đình. Và rồi, ông nhận ra rằng, thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất quê hương Thạch Kênh của ông là lạc, gừng, mật mía, nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất ra kẹo tại sao lại không thử làm một cái gì khác đi. Ông bắt đầu học nấu kẹo lạc, đổ buôn cho các cửa hàng tạp hóa nhỏ. Những ngày đầu vào nghề khen có, chê có nhưng ông thu nhặt hết để quyết tâm học nghề, tích lũy kinh nghiệm và vốn để lập nghiệp, khi đó ông mới 20 tuổi. Năm 1994 sau khi tích lũy được ít vốn ông quyết định vào thành phố lập nghiệp,mở cửa hàng. Để có được thương hiệu như ngày hôm nay, ông đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách nhưng hậu phương của ông là vợ, con, gia đình đã giúp ông củng cố cho sự nghiệp sản xuất kẹo cu đơ Thanh Hạnh ngày càng vững mạnh, khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng.
Kể về chuyện vì sao người ta gọi cu đơ mang tên Thanh “Gù”, ông cho hay: “Trong một lần đi bỏ kẹo không may tôi bị tai nạn bị ảnh hưởng cột sống. Cái tên đó đã gắn với tôi từ đó như cách mà khách hàng không muốn lẫn với tên ai. Hơn 30 năm gắn bó với nghề, đến với nghề nấu cu đơ từ hai bàn tay trắng, những ngày rong ruổi đi buôn đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm, vốn sống, học nghề để làm nên một thương hiệu cu đơ Thanh Hạnh như hôm nay. Tôi chưa dám nói đã thành công nhưng trên hành trình ấy, tôi nghĩ tôi có niềm đam mê, nhiệt huyết, đạo đức nghề nghiệp, uy tín để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm kẹo cu đơ Thanh Hạnh, món quà được coi là linh hồn của quê hương Hà Tĩnh”.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 222 Nguyễn Công Trứ, TP. Hà Tĩnh
Điện thoại: 0914 206 633 & 0947 157 899
Website: https://sites.google.com/site/cososanxuatcudhothanhhien/
Cu đơ cầu Phủ
Không phải là nơi xuất xứ, nhưng phường Đại Nài (thị xã Hà Tĩnh) là nơi giữ được cái tinh túy của kẹo cu đơ. Phường này nằm gần cầu Phủ nên đã hình thành một thương hiệu: "Cu đơ cầu Phủ".
Chỉ có 154 hộ dân nhưng mỗi hộ dân là một lò nấu kẹo nên người ta gọi phường này là "Làng cu đơ". Đây là làng duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh được cấp giấy chứng nhận hành nghề thông qua "Chương trình phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở miền Trung Việt Nam giai đoạn II". Vì thế ở làng này đã có một thư viện lớn trưng bày kẹo cu đơ qua các thời kỲ.
Trước kia, kẹo cu đơ chỉ đơn thuần chỉ là mật mía và lạc thì giờ nguyên liệu vô cùng phong phú. Người làng này đã biết kết hợp một cách hoàn hảo giữa mật mía, đường, mạch nha, gừng, lạc và bánh tráng. Chính những thứ gần gũi đó đã tạo nên một hương vị độc đáo cho kẹo cu đơ. Kẹo cu đơ có một số làng chỉ nấu đường hoặc mật, còn lạc thì rang lên. Nhưng như thế thì không ngon. Lạc không cần rang mà phải phơi cho thật giòn. Theo quy trình, mật mía, đường, mạch nha trộn chung nấu trước, khi sôi mới đổ lạc vào. Đây là lúc khó khăn nhất vì cần phải khuấy đều liền tay, nếu không sẽ bị cháy dưới đáy nồi. Sau cùng mới bỏ gừng vào. Vào mùa nắng phải nấu đến 1 tiếng đồng hồ, gọi là nấu già, còn mùa mưa thì nấu non, chỉ cần 45 phút.
Làng Đại Nài phất lên nhờ có thêm nghề tay trái, nghề nấu kẹo cu đơ. Dì Quế năm nay 53 tuổi. Dì mới nấu kẹo cu đơ được 4 năm, một ngày dì phải nấu tới 3 nồi. Mía, lạc, gừng đều tự trồng. Còn mạch nha và bánh tráng thì phải mua. Với nguyên liệu sẵn có như thế, số tiền lời dì kiếm được rất khá. Thấy dì kiếm tiền nhanh và đơn giản, anh em của dì trả bớt ruộng đất để đầu tư vào lò cu đơ. Và bây giờ, gia đình dì ai cũng được cấp giấy chứng nhận.
"Làng cu đơ" trải dài từ bến xe Hà Tĩnh cho tới cầu Phủ. Những chuyến xe khách Bắc - Nam mỗi lần qua đây đều dừng lại để khách mua quà. Vào buổi sáng, ở làng này nhộn nhịp bán hàng cho khách vào Nam, ra Bắc. Thế nhưng vào buổi chiều thì khá im ắng. Vì thế, mỗi buổi chiều tàn, khi những đụn khói bắt đầu len qua những nóc nhà tranh thì ở phía tây cầu Phủ, người đi đường như bị níu kéo bởi mùi thơm của mật mía, đường, mạch nha, gừng hòa quyện vào nhau. Mùi dẻo quẹo của mật mía nguyên chất, mùi cay cay của gừng, mùi ngọt lịm của mạch nha khiến cho mọi người chỉ cần ngửi đã "say".
Người Hà Tĩnh xem kẹo cu đơ như như linh hồn của quê hương. Những gia đình có con đi làm ăn xa, cứ mỗi lần có người cùng quê vào thăm, nhất định họ phải gửi theo vài bịch kẹo. Nếu như lâu lâu không có ai về, họ sẽ gửi qua đường bưu điện. Ông Hùng, có 5 người con đều đi làm ăn ở trong Nam, cứ vài tháng ông lại gửi kẹo cu đơ cho các con. Ông bảo rằng, chúng nó đi gần 5 năm mà chưa về thăm quê, cứ sợ chúng quên. Ông phải gửi để nhắc nhở con cái.
Ban đầu nhìn thấy miếng cu đơ sần sùi, chẳng bắt mắt tí nào, ai cũng ngại ăn. Nhưng ai có "dũng cảm" nếm một lần sẽ không bao giờ quên. Lúc miếng kẹo hòa tan trong miệng, ta không thể phân biệt được có bao nhiêu thứ cấu thành. Tất cả là một cảm giác ngọt lịm trên đầu lưỡi, vị cay cay của gừng và chất bùi bùi của hạt lạc đọng lại mãi trong cảm giác. Kẹo cu đơ mang đậm dấu ấn của con người Hà Tĩnh, bên ngoài thì sần sùi chất phác, tên gọi thì dân dã, đơn sơ nghe đến nực cười nhưng bên trong là cả một nội lực tiềm tàng. Có phải đó là thứ để mà "Ai đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh!"
Về thăm quê hương Hà Tĩnh, thứ mà khách được người dân đôn hậu nơi đây mời đầu tiên bao giờ cũng là bát nước chè xanh và đôi ba cái kẹo cu đơ. Đó cũng chính là thói quen bao đời, là nét văn hóa ăn sâu vào máu thịt không bao giờ thay đổi của người dân quanh năm gió Lào. Cắn một miếng cu đơ, uống hớp chè xanh mà vị ngọt và chát hòa tan rất thú vị. Đây cũng là "đặc sản" đặc trưng nhất của người Hà Tĩnh bởi nó chất chứa hương vị thiên nhiên và hơi thở cuộc sống. Có lẽ vì thế, khắp một dải miền Trung, mà du khách đi qua vẫn nhớ về kẹo Cu đơ, nước chè xanh của người Hà Tĩnh.